Phương hướng tương đối Nhật_động

Khi quan sát nhật động của các thiên thể, ta có hướng chuyển động tương đối của chúng trên bầu trời Bán cầu Bắc là:

  • Người quan sát nhìn về phía Bắc, thiên thể bên dưới sao Bắc cực: được thấy chuyển động về bên phải hay phía Đông.
  • Người quan sát nhìn về phía Bắc, thiên thể bên trên sao Bắc cực: sẽ được thấy chuyển động sang bên trái hay phía Tây.
  • Người quan sát nhìn về phía Nam: thấy thiên thể luôn chuyển động sang phía tay phải, hay về phía Tây.

Vì thế, các sao không lặn (tại một vĩ độ nào đó ở Bán cầu Bắc) sẽ chuyển động tròn quanh sao Bắc cực trên bầu trời theo chiều ngược kim đồng hồ.

Bắc cực, quy tắc xác định phương hướng không thể được áp dụng. Tất cả các ngôi sao quan sát được ở đây đều di chuyển theo vòng tròn ngược chiều kim đồng hồ quanh thiên đỉnh (nơi ở trường hợp này, có sao Bắc cực) và không lặn.

Đối với người quan sát ở bầu trời Bán cầu Nam, các quy tắc trên được xác định ngược lại, đổi Nam thành Bắc, bên tay trái thành bên tay phải, và sao Bắc Cực được thay bởi sao Sigma Octantis (đôi khi còn gọi là sao Nam cực). Các sao mà không lặn sẽ chuyển động tròn thuận chiều kim đồng hồ quanh Sigma Octantis. Nhưng ta không đổi hướng Đông và Tây khi áp dụng quy tắc (vì đó là chiều quay của Trái Đất). Ở Nam cực, tất cả các ngôi sao đều không lặn và chuyển động tròn quanh thiên đỉnh nam (hay là sao Sigma Octantis) theo chiều kim đồng hồ.

Ở các vùng mà xích đạo đi qua, hai thiên cực bắc và nam nằm ở trên đường chân trời, ở hướng tương ứng của chúng, và các thiên thể nói chung đều nhật động theo chiều ngược kim đồng hồ (về phía tay trái) quanh thiên cực bắc hay sao Bắc cực, còn lại nhật động thuận chiều kim đồng hồ (về phía tay phải) quanh thiên cực nam hay là sao Sigma Octantis. Tất cả các chuyển động biểu kiến của các ngôi sao đều là về phía Tây, ngoại trừ hai thiên cực là các điểm cố định.